Găng tay cho phòng thí nghiệm

Găng tay cho phòng thí nghiệm

Găng tay, kính bảo hộ và các loại dụng cụ khác được xem là thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết với những ai làm việc trong phòng thí nghiệm. Trong bài viết này, hãy cùng Lý Sơn Sa kỳ Lab tìm hiểu xem loại găng tay cao su nào là phù hợp nhất cho môi trường phòng thí nghiệm.

Vì sao cần dùng găng tay trong phòng thí nghiệm?

Phòng thí nghiệm hay còn gọi là phòng Lab, là nơi được thiết kế, xây dựng nhằm cung cấp các điều kiện để triển khai các thí nghiệm, thực nghiệm trong các lĩnh vực phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa. Tại đó, yêu cầu trên hết là đảm bảo an toàn cho người tiến hành thí nghiệm.

Khi làm việc trong môi trường này, nhân viên buộc phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, vật thô ráp hoặc sắc nhọn, nhiệt độ khắc nghiệt, chịu các chấn thương vật lý và nguy hiểm sinh học. Bảo vệ đôi tay trở thành một nhu cầu thiết yếu. Một đôi găng tay bảo hộ tốt sẽ bảo vệ nhân viên trước các loại nguy hiểm khác nhau.

Phân loại găng tay cao su phòng thí nghiệm sử dụng nhiều hiện nay

Tại sao trên thị trường lại sản xuất găng tay cao su phòng thí nghiệm? Chúng có vai trò gì trong công tác nghiên cứu khoa học? Thật ra, phòng thí nghiệm là cơ sở được thiết kế xây dựng nhằm cung cấp các điều kiện đảm bảo để triển khai các thí nghiệm trên mọi lĩnh vực tư nhiên phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Do đối tượng tiếp xúc nghiên cứu liên ;quan đến các nghiên cứu sinh – lý – hóa nên đeo găng tay cao su phòng thí nghiệm sẽ giúp ích trong việc bảo vệ bàn tay khỏi các tác nhân gây hại.

Công dụng của găng tay cao su phòng thí nghiệm

Ngoài nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm còn được sử dụng cho nhiều mục đích trong các lĩnh vực khác nhau. Phòng thí nghiệm y tế là phòng thí nghiệm xét nghiệm các bệnh lý lâm sàng được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm để có thông tin về sức khỏe của bệnh nhân, hỗ trợ cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh.

Do là một phòng nghiên cứu, an toàn sinh học phòng xét nghiệm là một trong những nguyên tắc kỹ thuật thực hành bắt buộc nhằm ngăn chặn phơi nhiễm không mong muốn với các tác nhân gây bệnh và độc tố. Theo các nghiên cứu, nhân viên làm việc trong các phòng thí nghiệm luôn phải đối mặt với ngu cơ bị lây nhiễm tác nhân gây bệnh.

Thực tế trên thế giới có nhiều trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm do không đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí đến tính mạng của nhân viên do đó nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học phòng thí nghiệm luôn là ưu tiên hàng đầu.

Găng tay cao su phòng thí nghiệm, kinh bảo hộ, mũ, quần áo,… là những thiết bị bảo hộ cá nhân cho những ai làm việc trong phòng thí nghiệm. Khi làm việc trong môi trường này, nhân viên phải bắt buộc tiếp xúc với hóa chất, vật thô ráp hay sắc nhọn, nhiệt độ khắc nghiệt, chịu chấn thương tâm lý và cả cú sốc nguy hiểm sinh học. Bảo vệ đôi tay trở thành nhiệm vụ hàng đầu nên đeo găng tay cao su phòng thí nghiệm sẽ bảo vệ nhân viên tốt khi thực hiện nhiệm vụ.

Các loại găng tay phòng thí nghiệm

Găng tay sử dụng được trong phòng thí nghiệm có nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào điều kiện thí nghiệm mà sẽ có yêu cầu khác nhau về đặc tính và chất lượng của găng tay, từ latex, nitrile cho đến polyvinyl.

Găng tay cao su latex

Găng tay cao su y tế latex

Găng tay cao su latex được xem là loại găng tay phổ biến nhất hiện nay, được làm từ cao su latex. Loại găng tay này được sử dụng khi môi trường thí nghiệm không phải tiếp xúc với hóa chất. Găng tay cao su latex bảo vệ hiệu quả tay người thí nghiệm trước những tiếp xúc ngẫu nhiên với nguy hiểm sinh học hoặc có gốc nước.

Tuy nhiên, găng tay cao su latex có thể gây dị ứng cho người đeo. Đồng thời đây cũng không phải là loại găng tay thích hợp cho những phòng thí nghiệm thiên về hóa học và vật lý.

Găng tay cao su Nitrile

Găng tay cao su Nitrile

Găng tay cao su nitrile có thành phần chính là cao su tổng hợp. Loại găng tay này không gây dị ứng và có khả năng bảo vệ tốt cho người đeo. Không chỉ bảo vệ tốt trước những nguy hiểm sinh học, găng tay nitrile chống thủng rách tốt và bền bỉ trước một số loại hóa chất khác nhau.

Dù bền và chống hóa chất tốt hơn nhưng găng tay cao su nitrile vẫn là loại găng tay dùng một lần. Hơn nữa, do thành phần cao su tổng hợp nên giá nguyên liệu đầu vào sẽ cao hơn dẫn đến găng tay nitrile có giá thành nhỉnh hơn so với găng tay cao su latex.

Găng tay Polyvinyl

Găng tay Polyvinyl

Găng tay vinyl này được làm bằng nhựa tổng hợp PVC. Đặc tính của găng tay vinyl tương đối bền với các loại axit, bazơ, dầu, chất béo, peroxit và amin. Và găng tay này cũng có khả năng chống mài mòn khá tốt.

Tương tự như găng tay cao su nitrile, găng tay polyvinyl cũng không gây dị ứng. Tuy nhiên đây không phải là loại găng bảo hộ tốt khi thực hiện thí nghiệm với dung môi hữu cơ.

Các tiêu chí lựa chọn găng tay cho phòng thí nghiệm

Do môi trường đặc thù của phòng thí nghiệm nên các loại găng tay sử dụng trong môi trường này phải trải qua 3 tiêu chí đánh giá:

–  Sự thoái hóa / xuống cấp theo thời gian: Có thể hiểu đây là sự thay đổi các đặc tính vật lý của găng tay do tiếp xúc với hóa chất trong một khoảng thời gian nhất định. Các biểu hiện xuống cấp thường thấy ở găng tay cao su là găng tay bị cứng, co lại hoặc bề mặt xuất hiện nứt. Khi đó, găng tay không còn an toàn nữa.

– Thời gian chịu đựng: Nói đơn giản, đây là thời gian mà găng tay cung cấp sự bảo vệ tốt nhất khi tiếp xúc với hóa chất. Thời gian này được tính từ lúc găng tay tiếp xúc với hóa chất lần đầu tiên cho đến khi phát hiện hóa chất ở mặt trong găng tay.

– Tốc độ thẩm thấu: Đây là tốc độ hóa chất “xuyên thủng” hàng rào bảo vệ của găng tay sau khi tiếp xúc. Tốc độ thẩm thấu liên quan đến khả năng hấp thụ hóa chất trên bề mặt găng, khả năng khuếch tán và hấp thụ hóa chất ở mặt trong găng tay. Nếu quá trình này không xảy ra trên găng tay thì sẽ không đo được tốc độ thẩm thấu.

Các thử nghiệm đo độ thẩm thấu và xuống cấp của găng tay được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nên trong điều kiện thực tế, có thể sẽ xuất hiện những sai số khác.

Qua các thử nghiệm dựa trên tiêu chí đánh giá thì găng tay cao su nitrile được xem là loại găng tay lý tưởng cho môi trường phòng thí nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy găng tay nitrile có thời gian xuống cấp khá lâu. Khả năng bảo vệ tay trước nhiều loại dung môi, dầu và một số chất ăn mòn của găng khá tốt. Đó cũng là lý do khiến cho găng tay nitrile tương đối phổ biến trong phòng thí nghiệm.

Cách chọn găng tay cao su phòng thí nghiệm phù hợp

Găng tay cao su phòng thí nghiệm được sử dụng trong thời gian lâu dài có thể xuống cấp do tiếp xúc với hóa chất trong khoảng thời gian nhất định. Các biểu hiện xuống cấp của găng tay cao su là găng bị cứng, co lại hoặc bề mặt xuất hiện nứt. Khi đó găng tay không còn an toàn nữa nên thay mới.

Găng tay cao su mới mua về có hiệu quả bảo vệ tốt nhất trước môi trường hóa chất, axit,… nhưng sử dụng thời gian lâu khi phát hiện hóa chất ở mặt trong găng tay thì nên bỏ đi. Đây được tính là thời gian chịu đựng của đôi găng tay từ khi mua về cho đến khi thấy mặt bên trong bị thấm.

Trong quá trình nghiên cứu, cần xem xét độ thẩm thấu của găng tay, tốc độ thẩm thấu liên quan đến khả năng hấp thụ hóa chất trên bề mặt găng, khả năng khuếch tán và hấp thụ hóa chất ở mặt trong găng tay. Nếu quá trình này không xảy ra trên găng tay thì sẽ không đo được tốc độ thẩm thấu.
Găng tay cao su là loại găng tay thích hợp trong môi trường thí nghiệm, Đeo găng tay cao su phòng thí nghiệm tăng khả năng bảo vệ tay truốc nhiều loại dung môi, dầu và một số hóa chất khá tốt. Đây cũng là lý do vì sao găng tay cao su được xem là loại găng tay bảo hộ lao động phổ biến hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *